Review Nha Trang

Chùa Thiên Ân Đầm Môn – Nổi tiếng linh thiêng, view đẹp xuất thần

Ngôi chùa trên núi view biển đẹp như tiên cảnh, nhiều góc sống ảo nhất Khánh Hòa chính là Chùa Thiên Ân Đầm Môn. Chùa tọa lạc bên bờ biển thơ mộng với lối kiến trúc đậm chất Nhật Bản, hòa mình với thiên nhiên. Chùa Thiên Ân ẩn mình trên ngọn đồi nhô ra vùng biển Đầm Môn xanh ngắt, cát trắng xóa tựa như một bức tranh sơn thủy đẹp đến nao lòng. Đến lễ chùa vừa mong cầu bình an trong thanh tịnh, vừa tận hưởng vẻ đẹp thì còn gì tuyệt vời hơn thế.

Chùa Thiên Ân Đầm Môn ở đâu?

Mũi Đôi – Cực Đông Thuộc Đầm Môn được xem là nơi đón ánh nắng đầu tiên của tổ quốc, không chỉ thế nơi đây còn được tô điểm thêm bởi ngôi chùa Thiên Ân cổ kính.

Chùa Thiên Ân nằm ở thôn Phước Thuận, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chùa thuộc khu kinh tế Bắc Vân Phong, nằm dọc tả ngạn của sông Chò. Ngôi chùa hướng về phía nam và có diện tích lên tới 4362 m².

Cảnh sắc thiên nhiên chùa Thiên Ân

Bốn mặt của chùa Thiên Ân đều hướng biển, từ ngôi chùa này bạn có thể thoải mái ngắm cảnh tứ bề, biển cả xanh thẳm, mây trời bao la, ôm trọn gió mát lành từ biển cả, những chiếc tàu đánh cá xa xa neo đậu, những ngôi nhà bè bé nhỏ neo trên vịnh nước êm ả tạo nên một khung cảnh đẹp và bình yên đến tận cùng.

Chùa Thiên Ân Đầm Môn - Kinh nghiệm tham quan chi tiết 2022

Với khuôn viên rộng lớn, khung cảnh hữu tình, nơi đây có nhiều góc để bạn có thể check in lưu lại những kỷ niệm dẹp đẻ.

Chùa Thiên Ân Đầm Môn - Kinh nghiệm tham quan chi tiết 2022

Tiếng chuông chùa ngân vang hòa với tiếng sóng tiếng gió thổi của biển cũng rất đặc sắc mà không nơi nào có được.

Kiến trúc chùa Thiên Ân Đầm Môn

Chùa Thiên Ân nằm về phía Tây Bắc của làng Phước Thuận, dọc tả ngạn sông Chò.

Chùa quay hướng Nam, pha lẫn giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam và kiến trúc Nhật Bản.

Chùa Thiên Ân Đầm Môn 'góc Nhật Bản' đẹp mơ màng ở xứ biển Ninh Hòa - Du lịch - Việt Giải Trí

Cảnh đẹp mang 'hơi thở Nhật Bản' ở chùa Thiên Ân Đầm Môn tỉnh Khánh Hòa

Từ ngoài vào trong, chùa có mặt bằng tổng thể là: Tam Quan, Sân Chùa, Đài Quan Âm, Bia tưởng niệm Bồ Tác Thích Quảng Đức, Chính Điện, Nhà Tổ, Nhà Đông, Nhà Trù.

Phía trước Chính Điện là Tiền Đường, Tiền Đường có Cổ Lầu, trên bờ nóc trang trí đắp nổi “Lưởng Long Chầu Bánh Xe Pháp Luận” Góc mái trang trí đắp nổi hình rông, trên cổ lầu viết chữ Quốc Ngữ “Sắc Tứ Thiên Ân Tự”, hai bên trang trí phong cảnh thiên nhiên.

Chính điện nổi bật lên với những mái ngói đỏ và bức tường sơn trắng. Phía sau là những trảng cỏ xanh mát và khuôn viên vô cùng rộng lớn. Những công trình phụ ở đây mang đậm văn hóa Nhật Bản như chiếc cổng trời đỏ tươi, cây hoa anh đào, bậc thang cổ xưa.

Hai bên Chính điện ngăn bởi vách tường là phòng lưu niệm và phòng tiếp khách. Phòng lưu niệm trưng bày những hình ảnh của Ngài Thích Quảng Đức và treo bức Hoành phi, cùng Đại Hồng Chung có niên đại Khải Định năm thứ 4 (1919).

Tham Quan Chùa Thiên Ân ( Đầm Môn) hãy đăng ký kênh ủng hộ mình nhé để minh ra nhiu video hơn | đầm môn phú yên | Tin tức du lịch

Hàng năm, chùa Thiên Ân có những ngày lễ lớn như sau: Lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng Tư và lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch.

Chùa Thiên Ân trong kháng chiếc chống Pháp và Mỹ, là nơi che dấu, nuôi dưỡng và liên lạc của cán bộ chiến sĩ cách mạng hoạt động tại vùng bắc Ninh Hòa.

Ghi nhận những giá trị về lịch sử – văn hóa của chùa Thiên Ân, năm 2016 UBND Khánh Hòa xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Lịch sử chùa Thiên Ân Đầm Môn

Trụ trì Thiên Phước là người xây dựng và đặt tên cho ngôi chùa Thiên Ân Đầm Môn Vạn Ninh. “Thiên” nghĩa là ý trời, “Ân” nghĩa là nhớ ơn, hai từ ghép lại thành Thiên Ân tự và tên gọi được lưu giữ cho đến ngày hôm nay.

Chùa Thiên Ân được hình thành từ năm 1802 – 1808.

Từ năm 1826 đến nay, chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì.

Đến Năm 1826 đại trùng tu lần thứ nhất, năm 1938 đại trùng tu lần thứ hai, năm 1962 xây dựng lại chính điện, năm 1964 xây dựng nhà Đông, năm 2000 tôn tạo lại chính điện. Chùa Thiên Ân thờ Phật Thích Ca, Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Bồ Tát Thích Quảng Đức, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Chuẩn Đề…

Hướng dẫn đi chùa Thiên Ân Đầm Môn

Ngôi chùa cách thành phố Nha Trang khoảng 100km về phía Bắc. Bạn đi theo quốc lộ 1A từ thành phố Nha Trang đến Chân đèo Cổ Mã tiếp giáp với Xã Đại Lãnh, sẽ có con đường nhựa rẻ phải chạy dọc biển, xa xa là những tàu đánh cá to nhỏ của người dân nằm yên bình trong cái nắng và gió.

Đi hai bên đường là những đồi núi lấp lửng, những cát trắng xóa nhấp nhô cùng với cỏ cây hoa lá trông vô cùng đẹp mắt. Bạn đi đến cuối con đường bên tay phải sẽ nhìn thấy ngôi chùa ngói đỏ đứng nghiêm trang trên một ngọn đồi nhô ra giữa vịnh biển mênh mông.

Những lưu ý khi đi chùa Thiên Ân Đầm Môn

Các bạn có thể đi xe máy để cảm nhận được hết trọn vẹn vẻ đẹp của cung đường ven biển, những cồn cát mênh mông và màu biển xanh ngắt.

Cảnh đẹp mang 'hơi thở Nhật Bản' ở chùa Thiên Ân Đầm Môn tỉnh Khánh Hòa

Nếu gia đình có con nhỏ hay người lớn tuổi, thì bạn nên thuê luôn xe dịch vụ để đưa đón nhé, vừa không sợ nắng mà cũng chẳng sợ bị lạc đường.

Khi đến chùa sẽ có chỗ giữ xe cho khách và chỗ bán đồ ăn nước uống trước khi vào đến cổng chùa. Nếu bạn tranh thủ chuẩn bị trước đồ ăn nước uống thì tốt, không thì cũng ko phải lo lắng vì không có chỗ nào bán đâu nè.

Chùa là nơi thanh tịnh và trang nghiêm, tuy chùa có vô vàng những địa điểm để check in sống ảo nhưng bạn vẫn phải mặc trang phục lịch sự và kín đảo để viếng chùa nhé.

Chùa Thiên Ân - Đầm Môn - Vạn Ninh - Khánh Hoà - Nha Trang - YouTube

Chùa là điểm đến tham quan, viến cảnh miễn phí nên không cần phải trả bất cứ khoản chi phí nào.

Bạn nên đến chùa vào sáng sớm để có thể ngắm trọn cảnh bình minh tuyệt đẹp trên biển. Hoặc chiều muộn để ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống rất đẹp.

Chùa Thiên Ân Đầm Môn là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng tại Khánh Hòa.

Nếu có cơ hội, các bạn hãy ghé thăm và chiêm ngưỡng cảnh sắc non nước hữu tình và tận hưởng sự thanh tịnh nơi đây bạn nhé. Điều đó sẽ giúp bạn xua tan mọi ưu phiền trong cuộc sống. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa.

Ghé thăm vịnh Vân Phong không chỉ có riêng chùa Thiên Ân nơi đây còn có nhiều địa danh khác như: Bãi Lách, Bãi Tây, Bãi Me, bãi biển Sơn Đừng những điểm đến hấp dẫn trong vịnh Vân Phong này

Review liên quan

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »