Review Nha Trang

Đỉnh Hòn Bà – Đà Lạt giữa lòng phố biển Nha Trang

 Đỉnh Hòn Bà – Đà Lạt giữa lòng phố biển Nha Trang

1. Hòn Bà ở đâu? Xác định tọa độ Hòn Bà Nha Trang

Cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về phía Tây Namkhu du lịch Hòn Bà Nha Trang nằm giữa 2 xã Khánh Phú (huyện Khánh Vĩnh) và Suối Cát (huyện Cam Lâm). Tuy là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch Nha Trang nhưng Hòn Bà đã thu hút được rất đông lượng du khách trong nước và quốc tế mỗi năm.

Đến đây, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi một Hòn Bà nguyên sơ, hùng vĩ hiếm có với thảm thực vật nguyên sinh đa dạng. Đây cũng là nơi mà bác sĩ kiêm nhà thám hiểm người Pháp Alexandre Yersin tìm đến sinh sống, nghiên cứu và trồng những loại cây thuốc quý hiếm từ năm 1915.

Top 11 địa điểm chụp ảnh siêu đẹp ở Nha Trang

2. Khu du lịch Hòn Bà Nha Trang có gì thú vị?

Hiện nay đỉnh núi Hòn Bà Nha Trang đóng cửa không khai thác du lịch. Tuy nhiên du khách vẫn có thể tự do khám phá các địa điểm khác như nhà bác sĩ Yersin, hồ thủy điện Suối Dầu, rừng nguyên sinh hay các ngọn thác tuyệt đẹp.

2.1. Tham quan nơi ở bác sĩ Alexandre Yersin

Nhắc đến Hòn Bà Nha Trang không thể không nhắc tới ngôi nhà của bác sĩ Alexandre Yersin. Ngôi nhà này được khởi công xây dựng vào năm 1863 để nghiên cứu và trồng cây thuốc Cinchona trị bệnh sốt rét. Sau này, nơi đây được phục dựng thành điểm bảo tồn để tưởng nhớ công lao của bác sĩ Yersin.

Hòn Bà Nha Trang

Hiện nay đến núi Hòn Bà Nha Trang du khách vẫn thấy ngôi nhà gỗ 2 tầng với diện tích 11,4m x 8,7m của bác sĩ Yersin cùng những dấu tích như: cây trà cổ thụ, chuồng nuôi ngựa… Tất cả đều thuộc tổ hợp “Khu du lịch Hòn Bà Nha Trang” 

2.2. Khám phá hệ động thực vật phong phú

Bên cạnh những kỉ niệm gắn liền với bác sĩ Yersin, núi Hòn Bà còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. Theo thống kê của các nhà khoa học, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có khoảng 592 loài thực vật bậc cao (pơ mu, trắc dây, gỗ đỏ, mun…); 255 loài động vật bao gồm 59 loài quý hiếm trong sách đỏ như: voọc chà vá chân đen, vượn bạc má…

Hòn Bà Nha Trang

 

Vì vậy khách du lịch đến với Hòn Bà thường là những người thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, phượt thủ, những người đam mê nhiếp ảnh… Tại đây giữa những cánh rừng rộng lớn, tiếng gió thổi, tiếng chim muông… đều góp phần tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt vời.

Hòn Bà Nha Trang

Thậm chí một số du khách đến núi Hòn Bà còn chọn nghỉ lại qua đêm để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của núi rừng, để tận hưởng sự se lạnh của sương núi khi đất trời vào đêm.

2.3. Check in tháp Suối Nguồn kỳ ảo

Trên đường lên Hòn Bà và cách đỉnh núi khoảng chừng 19km chính là tháp Suối Nguồn được rất nhiều người yêu thích. Nơi đây có thác lớn với những tảng đá nhấp nhô cùng làn nước trong xanh và mát lạnh. Nghỉ chân ở đây du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh trời – non – nước, đắm mình trong làn nước tinh khiết, tổ chức cắm trại bên bờ hoặc chụp những thước hình check in siêu chất.

Top 11 địa điểm chụp ảnh siêu đẹp ở Nha Trang

 

2.4. Tham quan hồ Suối Dầu

Hồ Suối Dầu tọa lạc ở ngay dưới chân núi Hòn Bà và cũng là điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình khám phá tổ hợp du lịch này. Thực ra hồ Suối Dầu vốn là một hồ nước nhân tạo được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ tưới tiêu cho người dân xung quanh, do vậy còn có tên gọi khác là khu công nghiệp Suối Dầu.

Hòn Bà Nha Trang

Con đường 37km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà sẽ có những khúc cua ngoằn ngoèo thỏa mãn đam mê của những “tay lái” ưa mạo hiểm. Tại mỗi chặng dừng chân tạm nghỉ khách du lịch có thể thỏa thích phóng tầm mắt ra xa và chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của vùng Diên Khánh, Cam Lâm.

Hòn Bà Nha Trang

2.5. Thưởng thức ẩm thực núi rừng phong phú

Hình thức qua đêm tại đây chủ yếu là cắm trại tự túc hoặc thuê nhà dân. Nếu có sức khỏe tốt, chịu được lạnh thì bạn có thể thử trải nghiệm cắm trại qua đêm để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp Hòn Bà cả ngày. Vào buổi sáng mây giăng che kín còn buổi chiều hoàng hôn nhẹ buông, cảnh vật trở nên đẹp lạ lùng gây vấn vương trong lòng du khách.

Hòn Bà Nha Trang

Bên cạnh đó, trái với các loại đặc sản Nha Trang chủ yếu là hải sản tươi (tôm hùm, ghẹ, cua, cá…) thì ở Hòn bà, du khách phần lớn sẽ thưởng thức các món đặc trưng của vùng núi như: thịt lợn, gà, cá suối… Các món ăn đậm chất núi rừng này có thể được phục vụ tại nhà dân sống xung quanh đỉnh Hòn Bà.

3. Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hòn Bà Nha Trang hữu ích nhất

3.1. Thời tiết du lịch Hòn Bà Nha Trang lý tưởng nhất

Được ví như “Đà Lạt thứ 2” nên Hòn Bà Nha Trang có khí hậu mát mẻ, độ ẩm khá cao, hay có mưa. Do vậy, bạn có thể thu xếp đến với Hòn Bà vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Tuy nhiên tháng 10 và tháng 11 là mùa mưa, đường xá ở đây khá trơn trượt nên nếu đi vào thời điểm này thì bạn chú ý lái xe an toàn nhé!

Hòn Bà Nha Trang

3.2. Hướng dẫn đường đi Hòn Bà Nha Trang

Nhìn chung khách du lịch sẽ mất khoảng 2 tiếng di chuyển từ trung tâm thành phố Nha Trang đến Hòn Bà. Mặc dù hành trình hơi khúc khuỷu, “khó nhằn” nhưng đảm bảo sẽ là một kỷ niệm đẹp khó quên trong lòng bạn.

Du khách có thể đi men theo Quốc lộ 1A về hướng Suối Cát – huyện Cam Lâm – Cam Ranh. Tại đây, bạn sẽ gặp cột cây số đầu tiên chỉ đường lên Hòn Bà. Khi gần tới nơi, một khu rừng nguyên sinh sẽ hiện ra trước mắt bạn. Càng lên cao không khí càng lạnh, càng đi vào sâu bên trong bạn sẽ nghe được tiếng chim hót, tiếng nước suối chảy róc rách.

Hòn Bà Nha Trang

3.3. Một số lưu ý khi du lịch Hòn Bà Nha Trang

  • Giá vé Hòn Bà Nha Trang miễn phí, còn vé vào tháp Suối Nguồn khoảng 10.000 VNĐ/người;
  • Trên núi không có trạm xăng nên du khách cần đổ đầy bình hoặc chuẩn bị xăng trước hành trình;
  • Một vài hộ dân cư sống ven đường có phục vụ cơm, mì, rau, thịt heo, thịt bò, gà. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với chủ nhà để đặt trước.
  • Dịch vụ lưu trú ở Hòn Bà chưa phát triển, về đêm nhiệt độ lại xuống thấp nên nếu bạn có sức khỏe tốt, chịu được lạnh thì hãy cắm trại qua đêm nhé.
  • Nếu có kế hoạch cắm trại, bạn nên mang theo áo ấm chống rét, lều, đèn pin, áo mưa, túi ngủ, kem chống muỗi… và một số đồ ăn khô như bánh mì, lương khô, mì hộp hay trái cây.

Hòn Bà Nha Trang

Một vài lựa chọn khác du khách có thể cân nhắc là xin lưu trú tại nhà dân, thuê phòng ở các phòng nghỉ nhỏ gần di tích nhà gỗ bác sĩ Yersin hoặc trở về thành phố Nha Trang trong ngày để giữ sức cho những hành trình tiếp theo.

Review liên quan

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »